Blog

Điều trị dứt điểm mụn bọc ở má nhờ cách làm đơn giản ngay tại nhà

01/02/2021 Lượt xem: 1041
 
 

Nội dung chính

    Những nốt mụn bọc liên tục xuất hiện trên má của bạn, bạn không biết nguyên nhân do đâu và làm thế nào để có thể điều trị dứt điểm chúng. Khiến cho bạn mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như công việc của bạn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xử lý những nốt mụn bọc ở má phải ra đi vĩnh viễn nhờ cách làm đơn giản mà hiệu quả.

    mụn bọc ở má

     

    Tại sao lại xuất hiện mụn bọc ở má?

    Mụn bọc có lẽ rằng loại mụn nặng nhất trong số những loại mụn, khi xuất hiện trên da thường khiến cho người người bị mụn có cảm giác đau nhức, khó chịu và hơn thế nữa khi chúng đã khỏi thì sẽ để lại những vết sẹo thâm, sẹo rỗ trên da rất khó điều trị.

    mun boc o ma cua co gai
    Nguyên nhân gây mụn bọc ở má

     

    Mới đầu thì chúng chỉ là những đốm nhỏ trên má thôi, nhưng dần dần sẽ phát triển thành những nốt sưng đỏ lớn, cứng, đau khi chạm vào. Đặc biệt là nếu như các bạn không tìm cách điều trị sớm thì từ một nốt mụn bọc ở má sẽ nhanh chóng lây lan ra cả vùng má và dần dần lan ra khắp mặt. Đến lúc đó thì rất khó để điều trị.

    Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xuất hiện những nốt mụn bọc đó chính là do sự xâm nhập của vi khuẩn P.acnes với số lượng lớn tại các nang lông. Bên cạnh đó, cũng có thể do một số những nguyên nhân khác như là:

    Rối loạn hormone

    Rối loạn hormone cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng mụn bọc ở má. Nguyên nhân này có thể xảy ra ở cả nam và nữ đang trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú, phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, thời kỳ tiền kinh nguyệt. Hoặc nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều mà lại xuất hiện một vài nốt mụn bọc thì cũng là điều hết sức bình thường.

    mụn hình thành do rối loạn hormone
    Mụn bọc do rối loạn hormone

     

    Bởi khi nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, không được bình thường sẽ kích thích cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó, trên da sẽ xuất hiện một lượng dầu thừa quá nhiều và gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Và cũng từ đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.acnes xâm nhập và phát triển hình thành nên các nốt mụn bọc ở má.

    Vệ sinh da không sạch

    Mỗi ngày da của bạn sẽ phải tiếp xúc với biết bao các loại bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ vào trong lỗ chân lông. Mà cuối ngày các bạn không vệ sinh da hay là vệ sinh da không sạch thì tất nhiên rằng khó có thể tránh khỏi tình trạng xuất hiện mụn rồi.

    Vì khi vệ sinh da không sạch thì các lỗ chân lông sẽ bị tắc nghẽn khiến cho quá trình đào thải độc tố từ bên trong cơ thể ra ngoài sẽ hoạt động không được suôn sẻ. Từ đó tạo ra các chất nhờn rồi hình thành lên mụn viêm.

    Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học

    Chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột hay đường chính là nguyên nhân hàng đầu kích thích cho mụn nổi nhiều hơn ở má. Bên cạnh đó, nếu như bạn thường xuyên thức khuya, tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến cho mụn xuất hiện ngày càng nhiều. Không những thế, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của bạn còn khiến cho tình trạng lão hóa da đến sớm hơn đồng thời da cũng sạm đi rất nhiều.

    thức khuya dễ bị mụn
    Thức khuya mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây mụn

     

    Do yếu tố di truyền

    Trường hợp bị mụn bọc ở má do yếu tố di truyền thực chất là rất ít. Nhưng không phải là không có, nếu như bạn đã vệ sinh da mặt rất sạch sẽ hàng ngày kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhưng mụn vẫn đua nhau mọc trên má của bạn thì rất có thể đó là do yếu tố di truyền đấy. Nếu người nhà bạn đã từng bị mụn kinh niên thì tỷ lệ di truyền cho bạn là tương đối cao đó.

    >>> Bạn đã biết: Mụn đinh râu là gì, nguyên nhân hình thành cũng như cách điều trị hiệu quả nhất chưa?

     

    Có nên nặn mụn bọc ở má không?

    Khi da bị mọc mụn cho dù là bất cứ loại mụn nào đi chăng nữa đều rất nguy hiểm khi nặn mụn. Đặc biệt là mụn bọc, nếu bạn nặn lúc mụn chưa chín thì khả năng viêm nhiễm là cực kỳ cao, và còn lây lan thêm nhiều nốt mụn mới ở vùng da xung quanh nữa. Không những thế, nguy hiểm hơn cả là bị biến chứng thành mụn đầu đinh gây sốt cao nguy hiểm đến tính mạng.

    Trả lời cho câu hỏi: “Có nên nặn mụn bọc ở má không?” thì hoàn toàn là có nha. Bởi phải nặn để lấy hết nhân mụn bên trong để hạn chế được tình trạng mụn tái phát lại nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ được nặn mụn khi mụn đã khô cồi và trồi lên trên bề mặt da mà thôi. Nhưng cần lưu ý trước khi nặn bạn cần phải vệ sinh da mặt cũng như là rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn để tránh viêm nhiễm nhé.

    Sau khi nặn xong bạn nên kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da sau mụn nữa thì da của bạn sẽ được phục hồi nhanh chóng lại như bình thường mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.

    không nặn mụn khi mới nổi
    Không nên nặn mụn bọc trên má khi mụn chưa chín

     

    Chính vì thế, nếu muốn nặn mụn bọc ở trên má thì bạn cần phải xác định được đúng thời điểm mụn chín, chứ không được nặn mụn khi mụn mới mọc đâu nhé.

    Một số trường hợp tuyệt đối không được nặn mụn bọc trên má

    Tùy vào tình trạng của mỗi nốt mụn sẽ quyết định xem bạn có được nặn nốt mụn đó hay không. Nếu không xác định được thì tốt nhất bạn không nên tự ý nặn mụn ở nhà để tránh tình trạng mụn kéo dài, tái phát nhiều lần trên da, như vậy sẽ rất khó để điều trị.

    Nếu bạn đang gặp phải một trong số những tình trạng mụn dưới đây thì tốt nhất đừng nên động đến kẻo gây ra những biến chứng khó lường. Tốt nhất là nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám da liễu cho các bác sĩ thăm khám và đưa ra được biện pháp chữa trị kịp thời nhất:

    • Mụn bọc chứa mủ, có nhiều ổ viêm, nhìn giống cục máu, sưng to, chạm vào thì thấy đau nhức và không nổi cồi mụn.
    • Mụn bọc mọc theo từng đám, có mủ trắng, mụn mềm và đặc biệt bạn có cảm giác rát mặt. Mủ khi vỡ ra có mùi hôi, tanh và lan ra các vùng da xung quanh một cách dễ dàng.

     

    mọc nổi trên má theo từng đám
    Mụn bọc mọc theo từng đám, có mủ trắng

     

    • Mọc mụn đi kèm với triệu chứng sốt từ nhẹ đến cao tùy vào tình trạng mụn. Đây là loại mụn bọc ác tính thường to hơn so với những chiếc mụn thông thường và đồng thời gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

     

    >>> TO-DO-LIST Tết 2021: 3 thứ không thể thiếu giúp bạn thải độc, đẹp da gấp 3 lần!

     

    Cách điều trị dứt điểm mụn bọc ở má ngay tại nhà

    Nhiều bạn đã thử qua rất nhiều cách nhưng những chiếc mụn bọc ở má cứ khỏi rồi lại lên, cứ như vậy kéo dài suốt từ tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác khiến cho mọi người cảm thấy chán nản, bất lực. Rồi cứ để kệ như vậy, không tìm biện pháp nào để điều trị nữa.

    Như vậy là bạn đã sai nha, bởi mụn bọc không thể tự mất đi nếu như bạn không tìm đúng cách để điều trị triệt để chúng. Hãy tham khảo ngay một vài cách điều trị mụn bọc ngay tại nhà mà chúng tôi đã tổng hợp lại ở dưới đây nha. Cách này đã được rất nhiều người áp dụng và điều trị mụn thành công rồi đó. Đảm bảo rằng sẽ không làm cho bạn thất vọng.

    Điều trị mụn bọc ở má bằng thuốc bôi

    Phương pháp dùng thuốc bôi trực tiếp lên nốt mụn được rất nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả cao lại không gây tác dụng phụ như các loại thuốc uống. Nhưng để điều trị mụn bọc ở má thông thường sẽ đều phải sử dụng đến loại kem bôi có chứa thành phần kháng sinh mới có hiệu quả được.

    bôi thuốc trị mụn bọc ở má
    Điều trị mụn bọc ở má bằng thuốc bôi

     

    Tuy nhiên, một khi đã đụng đến kháng sinh thì bạn không thể tự ý mua về để sử dụng được mà cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới có thể sử dụng được an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất nha.

    Tùy vào tình trạng mụn của mỗi người bác sĩ sẽ kê từng loại thuốc bôi khác nhau. Một số loại thuốc bôi thường được các bác sĩ kê chủ yếu có chứa các thành phần như là: Benzoyl peroxide,  axit salicylic , retinoid ,..

    Kháng sinh dạng bôi

    Một số loại kháng sinh ở thể lòng như là erythromycin, clindamycin sẽ có khả năng kháng viêm, khống chế sự tấn công của các loại vi khuẩn gây mụn đồng thời cũng giúp cho những nốt mụn bọc khô lại và gom cồi nhanh hơn. Nhưng tuyệt đối không được lạm dụng loại thuốc bôi dạng kháng sinh này nhé. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1-2 lần là vừa đủ để phát huy được công dụng tối đa nhất, cải thiện tình trạng ngứa, ửng đỏ, rát của mụn.

    Benzoyl peroxide

    Có thể đối với những bạn thường xuyên đến điều trị mụn tại bệnh viện da liễu thì không còn xa lạ gì với thành phần này nữa rồi. Đây là hoạt chất thường được các bác sĩ kê điều trị các loại mụn từ nhẹ đến vừa. Benzoyl peroxide hoạt động với cơ chế kiểm soát lượng dầu nhờn tiết ra, kiểm soát sự hoạt động của những loại vi khuẩn gây hại.

    Đồng thời, hoạt chất này còn có tác dụng kích thích cho mụn nhanh khô cồi. Nhưng tùy vào tình trạng da mặt của bạn, các bác sĩ sẽ kê sản phẩm có chứa lượng Benzoyl peroxide phù hợp nhất.

    dùng hoạt chất benzoyl peroxide bôi trị mụn
    Sử dụng hoạt chất benzoyl peroxide để trị mụn

     

    Tuy nhiên, để tránh tình trạng khô da, bong tróc da trong quá trình sử dụng thì bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định chứ không nên dùng quá liều đâu nhé. Đồng thời vẫn nên kết hợp thêm cả loại kem bôi dưỡng ẩm, phục hồi da để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị mụn nhé.

    Axit salicylic

    Axit salicylic cũng là một trong những hoạt chất được mọi người ưa chuộng sử dụng trong quá trình điều trị mụn bọc ở má. Axit salicylic không những giúp điều trị mụn hiệu quả mà còn giúp nhẹ nhàng lấy đi lớp tế bào chết xung quanh vùng da bị mụn và làm thu nhỏ lỗ chân lông. Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng làm dịu các vết mụn, giảm tình trạng đau nhức, khó chịu. 

    Đồng thời, khi đã sử dụng hoạt chất này điều trị mụn thành công rồi thì axit salicylic vẫn giúp ngăn ngừa các nốt mụn mới hình thành và phát triển nên bạn hoàn toàn không còn phải lo lắng tình trạng mụn tái phát nữa nha.

    Retinoid

    Retinoid trong vài năm gần đây mới được nổi lên với những công dụng thần thánh, tái tạo làn da, cải thiện hầu hết các vấn đề trên da và tất nhiên rằng việc điều trị mụn cũng không ngoại lệ. 

    Retinoid được các chị em truyền tai nhau như là một loại thần dược, vị cứu tinh cho mọi làn da đang có vấn đề. Không những giúp trị mụn, kháng viêm, mờ thâm sẹo mà còn có khả năng làm mờ đi các nếp nhăn, vết chân chim trên da mặt nữa. 

    Tuy nhiên, retinoid lại như con dao 2 lưỡi vậy. Nếu như bạn không hiểu rõ cơ chế hoạt động và không biết cách sử dụng đúng cách thì không những da bạn không được cải thiện mà còn trở nên tồi tệ hơn ban đầu rất nhiều. Chính vì thế, trước khi quyết định sử dụng thì hãy tìm hiểu thật kỹ, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được kết quả đáng mong ước nhất nhé.

    >>> Tìm hiểu thêm: Retinol serum là gì? Nó có thực sự hiệu quả trong trị mụn và cùng review 9 sản phẩm chứa retinol tốt nhất!

     

    Điều trị mụn bọc ở má bằng thuốc uống

    Nếu như sử dụng thuốc bôi không có tiến triển gì thì bắt buộc bạn sẽ phải sử dụng kết hợp thêm cả thuốc uống nữa. Nhưng nhiều người lại lo sợ những tác dụng phụ của thuốc uống trị mụn bọc ở má gây ảnh hưởng đến cơ thể.

    làn da hết mụn sau khi dùng thuốc
    Kết hợp cả thuốc uống để điều trị dứt điểm mụn bọc trên má

     

    Tuy nhiên, nếu như bạn uống theo chỉ định của bác sĩ thì hoàn toàn yên tâm sẽ không có bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào cả. Nếu có thì cũng chỉ bị khô tóc, khô môi mà thôi. Mà những tác dụng phụ này bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách sử dụng các loại son dưỡng môi hay là gel dưỡng tóc. Do đó, bạn đừng quá lo lắng, cứ làm theo lời bác sĩ thì tình trạng mụn của bạn sẽ nhanh chóng được giải quyết thôi.

    Các loại thuốc uống sẽ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vị khuẩn gây mụn. Đồng thời giúp kiểm soát lượng dầu nhờn tiết ra trên da hạn chế sự hình thành các nốt mụn mới và làm cho các nốt mụn cũ không sưng to, không phát triển thêm nữa và nhanh chóng biến mất.

    >>> Xóa Sạch Mụn Thâm Sau 4 Tuần Tại Nhà Với Mặt Nạ & Serum Caryophy

     

    CẬP NHẬT KHUYẾN MÃI HẤP DẪN!!!

     

    Để có thể đạt được hiệu quả tối đa nhất và các nốt mụn bọc ở má không bị tái phát lại nhiều lần thì bạn cần phải kiên trì theo đuổi hết một liệu trình điều trị. Nhiều bạn thấy mụn đã hết lại dừng thuốc không sử dụng nữa. Như vậy thì khả năng mụn tái lại sẽ rất cao. Cuối cùng, đừng quên theo dõi chúng tôi tại caryophyvietnam.com để cập nhật thêm nhiều những thông tin bổ ích tiếp theo nha.