Blog

Nhận diện 10 loại mụn trên mặt thường gặp: Nguyên nhân, cách giúp bạn loại bỏ đám mụn cứng đầu

31/12/2019 Lượt xem: 1954
 
 

Nội dung chính

    1. Sợi bã nhờn

     

    Sợi bã nhờn là những sợi nhờn mảnh nhỏ nằm trong lỗ chân lông. Nếu để da bình thường thì sẽ không thấy sợi bã nhờn, chỉ khi căng da lên mới thấy những đầu trắng li ti mọc cạnh nhau được hình thành từ vi khuẩn, lipid bã nhờn và tế bào chết trong ống nang lông. Tuy thoạt nhìn khá giống với mụn đầu trắng, nhưng sợi bã nhờn không phải là mụn, chúng được hình thành và đào thải một cách tự nhiên qua da. Sợi bã nhờn thường tập trung nhiều ở vùng có tiết nhiều dầu nhờn như vùng chữ T, vùng dưới môi, cằm.

     

    Sợi bã nhờn - kiểm soát tốt sẽ không gây mụn

     

    Cách xử lý: Sợi bã nhờn không phải là mụn và là một điều bình thường trên da bạn mỗi ngày mỗi giờ giúp da trao đổi chất với bên ngoài và giữ độ ẩm trên da. Chúng sẽ thành mụn nếu có xuất hiện nhiễm trùng và vi khuẩn gây mụn. Bạn cũng không nên quá lo lắng mà cố gắng lột, lấy chúng ra cho bằng hết chỉ có làm cho tình trạng da bạn thêm nghiêm trọng và tổn thương. Hãy cố gắng giữ vệ sinh da mặt thật sạch qua các bước làm sạch như tẩy trang, rửa mặt, toner làm sạch, và cả tẩy tế bào chết đều đặn thì sợi bã nhờn sẽ chung sống hòa bình với bạn nhé

     

    2. Mụn cám

     

    Mụn cám là loại mụn nhỏ li ti, không viêm, hình thành do lỗ chân lông khi bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, lớp trang điểm và vi khuẩn, làm cho các sợi bã nhờn không được đào thải qua da, qua ngày chúng cứng dần và tạo thành mụn cám. Mụn cám cũng xuất hiện nhiều ở vùng có tiết dầu như mũi, vùng cằm và 2 bên má. Người bị mụn cám da sẽ có làn da kém kém mịn màng, sần sùi bởi lớp sừng của mụn cám trên da gây nên

     

    Mụn Cám - loại mụn ai cũng đều mắc phải

     

    Hai thành phần chính của mụn cám là do nhờn và bụi bẩn. Nhờn xuất hiện với nhiều nguyên nhân như nội tiết thay đổi tuổi dậy thì, di truyền, tình trạng stress kéo dài, lạm dụng quá mức thuốc, mỹ phẩm. Bụi bẩn từ các tác động của môi trường như khói, bụi, hoặc trang điểm lại không tẩy trang triệt để cũng chính là những nguyên nhân hàng đầu gây nên mụn cám.

     

    Cách xử lý: Mụn cám có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách điều chỉnh thói quen, tránh xa stress và giữ cho da luôn sạch sẽ. Ngoài việc làm sạch thì bạn cũng nên cấp ẩm đầy đủ cho da. Da đủ ẩm và sạch thoáng thì cơ hội xuất hiện của mụn cám sẽ không còn. Mụn cám sẽ giảm dần và hết hẳn nếu làm da sạch, bạn đừng nên cố gắng nặn mụn cám nhé. Vì điều này sẽ gây tổn thương, sẹo, thâm điều trị lại tốn kém hơn mà mụn cám sẽ kéo theo các anh chị em họ mụn xâm lấn da mặt bạn nữa đó

     

    3. Mụn trứng cá

     

    Một dạng “tiến hóa” của mụn cám đó chính là mụn trứng cá. Một trong các loại mụn trên mặt thường gặp và phổ biến nhất trong dòng họ nhà mụn. Mụn trứng cá chính là mụn cám nếu không được điều trị ngay, cộng với vi khuẩn mụn hoành hành gây viêm nhiễm. Ở thể nhẹ, mụn trứng cá xuất hiện lên một đầu mụn trắng cộm chưa viêm nhiễm, tiến đến thể tiến triển nặng hơn, mụn cám có thể có ít dịch mủ hoặc tấy đỏ nhô lên bề mặt da. Ở mức độ nặng nhất, mụn trứng cá tấy đỏ, hình thành mủ do viêm nhiễm nặng. Mụn trứng cá thường mọc thành đám và có thể lây sang vùng da lành nếu không giữ vệ sinh hoặc nặn mụn một cách vô tội vạ

    Mụn trứng cá

     

    Cách điều trị: Mụn trứng cá điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp và không nên nóng vội. Ở thể nhẹ, bạn cần giữ da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt trị mụn dịu nhẹ, có độ pH trung tính hoặc nước muối sinh lý ở các vùng da có biểu hiện viêm nhiễm nặng. Đối với các nốt mụn riêng lẻ, bạn có thể dùng kem chấm có thành phần trị mụn như benzoyl peroxide hoặc salicylic acid. Chú ý dưỡng ẩm và chống nắng, bởi vì các thành phần này đều rất mạnh làm da khô, yếu và dễ bắt nắng

     

    4. Mụn đầu đen (blackheads)

     

    Đây là loại mụn phổ biến và dễ gặp nhất. Mụn đầu đen thường nằm trên bề mặt da, hình thành do hỗn hợp dầu nhờn thừa + bụi bẩn và tế bào chết trên mặt. Vì mụn đầu đen khiến lỗ chân lông mở to nên nó sẽ tiếp xúc với không khí, từ đó bị oxy hóa và đổi thành màu đen. Nhân mụn đầu đen thường là hạt cứng, xuất hiện nhiều ở đầu mũi và 2 bên má gần mũi. Mặc dù không nguy hiểm như các loại mun khác, vì mụn không viêm nhiễm nhưng mun đầu đen sẽ gây mất thẩm mỹ, làm lỗ chân lông to ra

    Mụn đầu đen

     

    Cách xử lý mụn đầu đen: Đối với loại mụn này thì cách hữu hiệu nhất để loại bỏ nó là làm sạch da mặt với đầy đủ các bước. Bất kể bạn đi đâu về, hay ngủ mới thức dậy, đều phải rửa mặt thật sạch, không chỉ là sữa rửa mặt thì vẫn chưa đủ, với mụn đầu đen bạn nên dùng toner, nước hoa hồng làm sạch sâu, kiềm dầu và tẩy tế bào chết để loại bỏ dần mụn đầu đen . Bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ lột mụn để loại bỏ mụn đầu đen tạm thời, nhưng không nên lạm dụng vì càng lột lỗ chân lông to thì mụn đầu đen vẫn có thể quay trở lại bất cứ khi nào

     

    5. Mụn đầu trắng (Whiteheads)

     

    Mụn đầu trắng cơ chế hình thành gần tương tự như mụn đầu đen. Nếu đầu đen thì làm nở to lỗ chân lông thì mụn đầu trắng là kết quả của việc bí tắc lỗ chân lông. Mụn đầu trắng có thể là giai đoạn đầu tiên hình thành mụn đầu đen hoặc bề mặt đầu mụn được bao phủ bởi một lớp màng mỏng không tiếp xúc không khí nên vẫn giữ nguyên màu trắng. Về cơ bản, mụn đầu trắng nguy hiểm hơn vì khả năng bí tắc cao và có khả năng sưng viêm cao hơn mụn đầu đen

     

    Mụn đầu trắng

     

    Cách xử lý: Với mụn đầu trắng, do tương đồng về nguyên nhân hình thành nên trong giờ gian đầu, bạn vẫn có thể sử dụng cách điều trị như của mụn đầu đen. Tuy nhiên, cần chú ý khi điều trị, một bước nào sai, nóng vội cũng có thể làm cho mụn đầu trắng bùng phát thành những dạng nguy hiểm hơn

     

    6. Mụn bọc (pustules)

     

    Mụn bọc là mụn viêm ở giai đoạn nặng, mụn có thể to cứng hơn, bên ngoài sưng đau, bên trong thì có chứa mủ kèm nhân mụn do viêm nhiễm đã ăn thật sâu vào tế bào da. Mụn bọc gây đau nhức nhiều và nếu vỡ ra, khả năng để lại sẹo mụn và thâm sau khi lành cũng cao hơn. Mụn bọc thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt, đôi lúc nó có thể xuất hiện ở vị trí chữ T, trên má hay ở chân tóc, xương quai hàm, chỗ nào nhiều dầu bã nhờn, ít được vệ sinh sạch thì nơi đó mụn bọc đều có thể xuất hiện

    Mụn bọc - mụn nguy hiểm gây nguy hiểm và sẹo trên da

     

    Cách xử lý: Điều trị mụn bọc tương đối phức tạp, có thể gây biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng, sẹo rỗ. Tốt nhất bạn không nên tự xử lý mụn bọc tại tại nhà mà nên đến các phòng khám chuyên khoa da liễu, các dịch vụ clinic trị mụn uy tín để tiêu diệt ổ viêm và lấy nhân mụn ít để lại hậu quả nhất. Một trường hợp viêm nặng, bác sĩ có thể chỉ định uống kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn từ bên trong. Để tránh xuất hiện mụn bọc, bạn nên trị mụn đúng cách từ ban đầu tránh cho viêm nhiễm lây lan, bên cạnh đó cần chăm sóc da bằng các sản phẩm trị mụn phù hợp thường xuyên, mụn bọc sẽ không còn cơ hội quay trở lại

     

    7. Mụn ẩn

     

    Bên cạnh mụn bọc, thì mụn ẩn là một trong những loại mụn cứng đầu và dai dẳng nhất. Thay vì trồi nhân mụn lên nhưng các loại mụn khác, thì mụn ẩn lại nằm ẩn sâu dưới da, khiến da gồ ghề. Mụn ẩn có thể không viêm và rất dai dẳng nếu không được điều trị tận gốc hoặc lấy nhân mụn ra kịp thời, dễ tiến triển thành mụn u mụn mủ. 

    Mụn ẩn - Loại mụn dai dẳng và khó điều trị

     

    Cách xử lý: điều trị mụn ẩn rất mất thời gian và sự kiên trì của bạn. Nếu nóng lòng điều trị, tác động cơ học thô bạo lên mụn ẩn như cậy nặn, chích mụn để lấy nhân mun sẽ làm tình trạng mụn tiến triển và gia tăng viêm nhiễm. Với loại mụn này một số trường hợp bạn ngưng dùng mỹ phẩm, hoặc chỉ cần giữ da mặt sạch thì mụn có thể tự khỏi, hoặc sử dụng các biện pháp tẩy da hóa học như BHA, AHA sẽ cải thiện làn da mụn ẩn, bằng cách loại bỏ các tế bào chết sâu trong lỗ chân lông, phương pháp này có thể đẩy mụn lên, làm bạn breakout tạm thời. Sau đó, bạn chỉ cần đến Spa, phòng khám lấy nhân mụn thì mụn ẩn mới có thể bị tiêu diệt

     

    8. U nang (nodules)

     

    U nang hay còn gọi là mụn u thật chất là mụn đầu đen hay mụn đầu trắng, nhưng lại phát triển sâu bên trong của da, gây cảm giác căng nơi mụn nổi và rất đau. Bên trong mụn u nang thường chưa đầy tế bào chết tích tụ lâu ngày không điều trị thành một khối lớn trong lỗ chân lông. Mụn u thường có nốt mụn to hơn so với các loại mụn thông thường, cứng và ở giai đoạn mụn chưa chín sẽ ít thấy đầu mụn. Khi chính mụn sẽ có thể sẽ hóa khô thành mụn đầu đen rất to hoặc xảy ra viêm và rỉ dịch mủ trắng ở ngoài, đầu mụn hơi nhô lên

    Mụn U nang - loại mụn cần điều trị ngay

     

    Xử lý mụn: Đối với loại mụn này, việc can thiệp thủ thuật tiểu phẫu để lấy mụn là điều cần làm ngay. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tiến hành tạo lỗ thoát, lấy toàn bộ u nang bên trong mụn ra ngoài. Điều trị mụn này có thể gây ra sẹo rỗ do lỗ chân lông đã bị tổn thương nặng nề. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy rửa sạch mặt, điều trị mụn ngay khi chúng còn là mụn đầu đen

     

    9. Hạch (cysts)

     

    Hạch có thể không phải là mụn thông thường ở lỗ chân lông, mà hạch thường phát sinh từ tuyến hạch trên cơ thể. Hạch thường to có thể sưng hoặc không sưng có thể gây sốt. Hạch có thể nhầm lẫn với mụn ẩn hoặc u nang. Cách nhận biết là hạch thường nổi ở vị trí hạch, theo một đường thẳng các hạch trong cơ thể

    Mụn Hạch xuất hiện do bệnh lý của cơ thể

     

    Cách xử lý: Do hạch thường phát sinh do vấn đề về bệnh lý (có thể sẽ nghiêm trọng), nên điều trị mụn hay các phương pháp dưỡng da đều không có tác dụng. Vì vậy bạn cần đến bệnh viện để thăm khám chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Một số trường hợp nổi hạch do dùng thuốc điều trị, bạn nên xem lại việc dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé

     

    10. Mụn viêm ở nang lông

     

    Mụn viêm nang lông là loại mun xuất hiện khi do các nang lông trên da bị viêm dẫn đến hình thành các nốt mụn. Mụn viêm nang lông thường có ở các bộ phận có nhiều lỗ chân lông như râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Viêm nang lông ban đầu có thể nhìn giống như những nốt đỏ hay mụn. khi tình trạng bệnh tiến triển, chúng sẽ lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể và điều trị khó khăn hơn. Viêm nang lông không nguy hiểm, nhưng bệnh để lại cảm giác ngứa, đau và khó chịu.

     

    Cách xử lý: để điều trị mụn này, bạn cần tuyệt đối tuân thủ vệ sinh chăm sóc kỹ những vùng có nhiều lông và lỗ chân lông để vi khuẩn mụn không có cơ hội phát triển. Bạn có thể dùng thuốc thuốc trị viêm nang lông để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, dùng ánh sáng điều trị, dùng lây laser để loại bỏ vùng lông không mong muốn từ đó giảm khả năng bị viêm nang lông. Bạn có thể trị viêm nang lông bằng muối, trị viêm nang lông bằng dầu dừa

     

    Trên đây Caryophy Việt Nam đã giới thiệu đến bạn 10 loại mụn thường gặp nhất, mỗi loại mụn đều có đặc tính và cách điều trị riêng. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích và tìm ra cách tốt để đối phó xử lý mụn lấy lại làn da mịn màng nhé!