Blog

Review 4 dòng mặt nạ đất sét hot nhất hiện nay!

24/12/2020 Lượt xem: 1674
 
 

Nội dung chính

    Top những mặt nạ đất sét bán chạy nhất hiện nay sẽ giúp bạn giải quyết nỗi khổ vì lỗ chân lông to, da mặt đổ nhiều dầu.

    Do đặc tính đa dạng về công dụng, mặt nạ đất sét đang dần được giới trẻ yêu thích hơn. Cùng Caryophyvietnam review top 4 mặt nạ đất sét tốt nhất hiện nay.

     

    mặt nạ đất sét hot nhất
    Công dụng của mặt nạ đất sét và 4 loại mặt nạ dất sét hót nhất hiện nay 

    Tìm hiểu về mặt nạ đất sét

     

    Phân biệt mặt nạ đất sét với các loại mặt nạ khác

     

    Mặt nạ đất sét thường được làm từ đất sét bentonite, cao lanh, đất sét xanh hoặc đất sét trắng,... Chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, magie, silica, đồng, sắt và kali.

     

    Thông thường, mặt nạ đất sét có dạng bột, khi sử dụng được hòa tan với nước. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian hơn, ngày nay mặt nạ đất sét có thêm dạng sệt như kem hoặc bùn có thể đắp trực tiếp lên da. 

     

    Về mặt lý thuyết, đất sét mang điện tích âm bám vào các phân tử ion có điện tích dương của độc tố và vi khuẩn hữu cơ. Lúc này các độc tố, bã nhờn và các yếu tố gây hại cho da cũng sẽ bị đất sét hút đi và loại bỏ sau khi rửa mặt lại với nước.

     

    Ưu điểm của mặt nạ đất sét

     

    Mặt nạ đất sét ngày càng phổ biến, không thua kém so với mặt nạ giấy. Một trong những ưu điểm của mặt nạ giấy là kiểm soát lượng dầu và mang đến sự khô thoáng, mịn màng. Vì thế đối với những bạn sở hữu làn da dầu nhờn, mặt nạ đất sét chính là người bạn không thể thiếu.

     

    Ngoài ra, lỗ chân lông của bạn vì một số lý do như tuổi tác, di truyền, sử dụng mỹ phẩm tràn lan, vệ sinh da chưa đúng cách, hậu quả của mụn, da dầu…mà giãn nở, gây thô sần, kém mịn màng thì một trong những sản phẩm giúp se khít lỗ chân lông “lợi hại” nhất chính là mặt nạ đất sét.

     

    Công dụng của mặt nạ đất sét

     

    Theo nghiên cứu mặt nạ đất sét được chia ra thành nhiều công dụng khác nhau dựa vào thành phần cấu tạo nên nó. Hiện nay có 7 công dụng điểm hình cho 7 loại mặt nạ đất sét trên thị trường.

     

    các loại đất sét dùng làm mặt nạ
    7 loại đất sét điển hình trên thị trường

     

    Đất sét xanh: bao gồm các thành phần photpho, sắt, magie, canxi, silica, coban,.. Mặt nạ từ đất sét xanh giúp hấp thụ dầu nhờn, kháng viêm, khử trùng và kích thích lưu thông máu.

     

    Đất sét trắng: làm từ bột đất sét hay cao lanh chứa nhiều kẽm, canxi, magie,... Có tính thấm hút cao, kháng khuẩn, phục hồi hư tổn và tái tạo da.

     

    Đất sét fuller's earth: là hỗn hợp gồm magie, silica, sắt, nước cốt chanh và nước tinh khiết. Giúp tẩy trắng da, làm sạch bã nhờn và bụi bẩn bám sâu bên trong lỗ chân lông.

     

    Đất sét bentonite: chứa hàm lượng magie cao, có màu xám xanh. Bentonite loại bỏ tế bào chết và các tạp chất ẩn sâu dưới da.

     

    Đất sét đỏ: chứa nhiều khoáng chất có lợi, đặc biệt là iron oxit. Thành phần này có khả năng điều tiết dầu thừa trên da, dưỡng ẩm, giúp da trở nên mềm mại hơn.

     

    Đất sét hồng: đây là hỗn hợp được kết hợp từ đất sét trắng và đất sét đỏ. Đất sét hồng làm dịu làn da kích ứng, nổi mẩn đỏ, phục hồi cấu trúc da.

     

    Đất sét vàng: thành phần của đất sét vàng chỉ chứa sắt, giúp cân bằng độ ẩm, loại bỏ dầu thừa và thu nhỏ lỗ chân lông. 

     

    >>> Bật mí quy trình đắp mặt nạ đúng cách cho chị em phụ nữ!

     

    Top 4 dòng mặt nạ đất sét tốt nhất hiện nay 

     

    Innisfree Super Volcanic pore clay mask 2X

     

    mặt nạ từ đất sét của innisfree
    Mặt nạ đất sét Innisfree có khả năng hút sạch bã nhờn, làm sạch da gấp 2 lần

     

    Là sản phẩm đến từ thương hiệu chăm sóc da đình đám của Hàn Quốc. Innisfree Super volcanic pore clay mask 2X có thành phần chính từ tro núi lửa kết hợp cùng đất sét Bentonite. Kèm theo đó là chiết xuất từ trà xanh, quả cam, hoa lan và bột óc chó. 

     

    Nếu như bạn thuộc da dầu nhờn thì đây là một sản phẩm không thể bỏ lỡ bởi khả năng hút sạch bã nhờn từ sâu bên trong lỗ chân lông, loại bỏ hết các tế bào chết, giúp giảm hình thành mụn đầu đen và mụn cám. 

     

    Sản phẩm không thích hợp với da khô và da nhạy cảm. Thương bị vón cục khi sử dụng. 

     

    Kiehl’s Rare Earth Deep Pore Cleansing Masque

     

    mặt nạ đất sét của hãng Kiehl’s
    Mặt nạ đất sét Kiehl’s Rare Earth giúp đẩy mụn ẩn và không gây khô da

     

    Được kết hợp từ đất sét Bentonite và đất sét trắng từ vùng Amazon, Kiehl’s Rare Earth Deep Pore Cleansing Masque được đánh giá là có bảng thành phần đẹp với thêm các hoạt chất như lô hội, glycerin, vitamin E và salicylic acid. 

     

    Với các thành phần lành tính trên, mặt nạ đất sét Kiehl’s Rare Earth có khả năng đẩy mụn ẩn dưới da, làm thông thoáng và hỗ trợ se khít lỗ chân lông mà không gây khô da khi dùng. 

     

    Với công dụng và thành phần nổi trội tuy nhiên em này vẫn có một nhược điểm là gây châm chích da khi mới sử dụng, bên cạnh đó là sản phẩm có giá thành khá cao.
     

    Cattier Masque Argile Yellow Clay Witch Hazel

     

    mặt nạ cattier
    Mặt nạ đất sét Cattier Yellow giúp đào thải độc tố trên da

     

    Đước cấu tạo từ 2 thành phần chính là đất sét vàng giúp làm mềm da, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và tinh chất cúc la mã kích thích phát triển lớp biểu bì da. 

     

    Cattier Masque Argile Yellow Clay Witch Hazel có khả năng đào thải độc tố, giảm vết thâm và sản sinh tế bào biểu bì giúp da căng mịn. 

     

    Nhược điểm của sản phẩm là dễ bị tách lớp, không có khả năng đẩy mụn ẩn và tạo thành bột khi khô, tạo cảm giác lung lay khó chịu. 

     

    L’oreal Pure Clay Mask Anti Pores

    mặt nạ đất sét của pure clay
    Pure Clay Mask Anti-Pores có công dụng điều tiết bã nhờn và se khít lỗ chân lông

     

    Mặt nạ đất sét L’oreal Anti-Pores được làm từ đất sét Bentonite, kaolin, morrocan lava clay, chiết xuất lá hương thảo, cồn giúp da luôn khô thoáng và chất tạo mùi fragance.

     

    Có công dụng kiểm soát lượng dầu bài tiết trên da, giúp loại bỏ tế bào chết, giảm sự hình thành mụn đầu đen và thu nhỏ lỗ chân lông.

     

    Sản phẩm có nhược điểm là mau khô, khi sử dụng nên thoa nhanh để tránh tình trạng vón cục, không trải đều lên bề mặt da. Có chứa cồn, cần cân nhắc sử dụng cho da nhạy cảm.

     

    >>> Tham khảo thêm: Top 5 mặt nạ cho da dầu mụn dưới 40 ngàn, hiệu quả tốt như đi spa!

     

    Cách sử dụng mặt nạ đất sét hiệu quả

     

    Sử dụng mặt nạ đất sét thường xuyên sẽ giúp cho da bạn trông khỏe hơn, giải quyết được các vấn đề về da đang mắc phải. Tuy nhiên có 6 quy tắc quan trọng cần tuân theo để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho da khi sử dụng.

     

    cách đắp mặt nạ đất sét


     

    • Sử dụng mặt nạ đất sét phù hợp với da: trước khi sử dụng mặt nạ đất sét, bạn cần xác định tình trạng da hiện tại của mình và nghiên cứu sản phẩm thật kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho da.

     

    • Không để cho mặt nạ đất sét khô hoàn toàn: khi mặt nạ đất sét bắt đầu chuyển màu, bạn nên rửa nó đi. Không nên để chúng khô hoàn toàn vì lúc này đất sét sẽ hút luôn cả độ ẩm trên da bạn, gây ra tình trạng khô da, nứt nẻ.

     

    • Làm sạch da trước khi sử dụng: rửa mặt thật sạch sẽ giúp cho các lớp bã nhờn và khói bụi được đẩy ra ngoài, lúc này sẽ giúp cho đất sét phát huy tối đa công dụng của mình.

     

    • Không rửa mặt với nước ấm: rửa mặt bằng nước ấm, nóng sinh ra hiện tượng giãn nở lỗ chân lông. Như vậy nếu như bạn không cẩn thận làm sạch da sau khi sử dụng mặt nạ đất sét sẽ làm bít tắc lỗ chân lông do các phân tử đất sét bị sót lại.

     

    • Chỉ bôi một lớp mỏng: nhiều người cho rằng bôi mặt nạ càng dày thì càng tốt, nhưng điều này hoàn toàn ngược lại. Sử dụng một lượng vừa đủ và bôi một lớp mỏng sẽ giúp da dễ thở hơn và đặt được hiệu quả cao khi sử dụng.

     

    • Sử dụng mặt nạ cấp ẩm: mặt nạ dưỡng ẩm là vô cùng cần thiết vì sau khi sử dụng mặt nạ đất sét, da bạn sẽ bị khô đi. Đắp mặt nạ đất sét sẽ giúp da cân bằng lại độ ẩm và kiểm soát lượng nước mất đi.

     

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến mặt nạ đất sét

     

    Da khô có nên dùng mặt nạ đất sét không?

     

    Mặt nạ đất sét dĩ nhiên rất tốt với các nàng da dầu và mụn. Tuy nhiên, với các nàng da khô hay da hỗn hợp thì đây là một vấn đề. Đối với da khô, việc thiếu ẩm đã khiến cho bề mặt da khô đi, dễ bong tróc, nếu sử dụng mặt nạ đất sét không đúng cách còn dẫn đến da mất nước nghiêm trọng!

     

    Vì vậy đối với các bạn da khô có thể tìm hiểu một số loại mặt nạ đất sét chuyên dùng cho da khô hoặc chuyển sang dùng mặt nạ giấy hay các loại mặt nạ dưỡng ẩm khác.

     

    cách đắp mặt nạ hiệu quả

     

    Mặt nạ đất sét đắp bao nhiêu lần một tuần?

     

    Do nguyên lý hoạt động của đất sét là hút bã nhờn, dầu thường trên da. Vì vậy chỉ nên đắp mặt nạ đất sét từ 1-2 lần/ tuần để tránh tình trạng khiến da bị khô, mất nước. Đặt biệt lưu ý đối với da khô hoặc da nhạy cảm, chỉ nên sử dụng mặt dạ đất sét 2-4 lần/ tháng.

     

    Có nên dùng nhiều loại mặt nạ cùng lúc?

     

    Theo narae kim – nhà sáng lập artifact skin company – một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người phạm phải khi chăm sóc da là “chỉ sử dụng duy nhất một loại mặt nạ” 

     

    Bạn không nên dùng 1 loại mặt nạ duy nhất mà nên kết hợp nhiều sản phẩm mặt nạ khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất bởi vì: “Làn da chúng ta thay đổi rất nhiều tùy theo tâm trạng, khí hậu và nhiều yếu tố khác. vì thế không nên chỉ sử dụng duy nhất một loại mặt nạ. hãy đắp mặt nạ theo một quy trình cụ thể gồm 2 bước. bước một sử dụng mặt nạ đất sét/tẩy tế bào chết. bước hai, bạn nên thư giãn với một miếng mặt nạ cấp ẩm cho làn da. mặt nạ đất sét/tẩy tế bào chết sẽ lấy đi bụi bẩn từ lỗ chân lông. trong khi mặt nạ bù nước trả lại độ ẩm cần thiết cho làn da của bạn”.

     

    Như thế, khi sử dụng mặt nạ đất sét để kiểm soát dầu nhờn cho da, bạn vẫn nên kèm theo sử dụng các loại mặt nạ giấy hay mặt nạ ngủ để dưỡng ẩm thêm cho da.

     

    Trên đây là tất cả những chia sẻ từ Caryophy, hy vọng bạn sẽ có thể dễ dàng hơn khi lựa chọn cho mình một loại mặt nạ đất sét phù hợp. Caryophy chia sẻ thêm với bạn Những loại mặt nạ có thể đắp hàng ngày để bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn trên hành trình có một làm da khỏe mạnh nhé!